Cách hóa giải lười vận động khi ở nhà mùa dịch Covid 19

[tintuc]
Cuộc sống hiện đại, tiện nghi khiến cho con người thường rất ít phải vận động chân tay.
Hàng ngày, chúng ta dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi và nằm, cộng thêm những việc khác như xem phim, nói chuyện điện thoại... Những ngày cách ly xã hội để chống dịch COVID -19 cũng là thời gian cơ thể ít vận động hơn và có sự trì trệ nhất định. Tác hại do lười vận động gây ra cho cơ thể thì thật đáng ngại.

Hệ lụy từ việc lười biếng, thiếu vận động

Phá hoại giấc ngủ: Khi vận động, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormon giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Ngược lại, khi bạn lười biếng và không hoạt động, phần năng lượng dư thừa sẽ gây mất ngủ khiến bạn tỉnh táo suốt cả đêm.
Nên tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày.
Nên tập thể dục từ 30-60 phút mỗi ngày.
Làm chậm quá trình trao đổi chất và giảm tuần hoàn máu: Đây là một trong những tác động nguy hại nhất khi bạn quá lười biếng. Vì khi cơ thể không hoạt động, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ bị trì hoãn và tốc độ cũng chậm đi. Sự lưu thông máu trong cơ thể phụ thuộc vào hoạt động của bạn mỗi ngày. Vận động càng ít, tuần hoàn máu càng chậm, điều này đồng nghĩa với nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe càng cao.
Bệnh tim mạch: Tim là một cơ bắp giống như bất kỳ cơ bắp khác trong cơ thể, nếu không được luyện tập thường xuyên, nó cũng bị suy yếu. Bình thường, bạn không tập thể dục nên tim không có cơ hội luyện tập. Khi bạn đột nhiên di chuyển nhanh hay bước lên vài bậc thang, tim không thể xử lý được khiến bạn thở dồn dập. Huyết áp của bạn tăng cao, dẫn đến nguy cơ đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
Tăng nguy cơ stress và trầm cảm: Stress là kẻ giết người âm thầm và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể dù bạn có lười biếng hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, những người có hoạt động thể chất thường xuyên ít bị stress hơn. Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện sức khỏe, giúp tránh stress và trầm cảm. Một nghiên cứu của Úc với 8.950 phụ nữ tuổi từ 50 - 55 cho thấy những người trong thời gian dài, không tập thể dục hoặc ít hoạt động thể lực có tỷ lệ trầm cảm cao hơn những người hoạt động thể chất thường xuyên. Tập thể dục giúp cơ thể giải phóng endorphin, một hóa chất trong não mang đến cảm giác hạnh phúc. Vì vậy, tập thể dục có thể được xem là một cách giúp giảm stress và trầm cảm. Ngoài ra, tập thể dục còn xây dựng sự tự tin về thể chất, giảm căng thẳng, tăng sản sinh hóa chất trong não, ổn định toàn bộ hệ thống trong cơ thể, trong khi lười tập thể dục không thể đạt được những điều này.
Việc lạm dụng mạng xã hội khiến cơ thể uể oải và lười vận động.
Việc lạm dụng mạng xã hội khiến cơ thể uể oải và lười vận động.
Béo phì: Lười vận động là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tăng cân do lượng calo dư thừa trong cơ thể không được đốt cháy và ngày càng tích tụ nhiều hơn. Khi nạp thức ăn vào cơ thể, đường trong máu không được tiêu thụ qua các bài tập vận động hoặc các hoạt động cơ thể khác nên được lưu trữ đầu tiên dưới dạng glycogen trong các tế bào cơ và gan, cuối cùng biến thành mỡ. Do đó, việc không tập thể dục kéo dài có thể góp phần gây tích mỡ, tăng cân. Béo phì làm tăng nguy cơ phát triển bệnh động mạch vành, đái tháo đường, sỏi mật, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư vú, cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư gan ở phụ nữ và ung thư tuyến tiền liệt, đại tràng và trực tràng ở nam giới.
Giảm tuổi thọ: Một loạt các nghiên cứu được đăng trên Tạp chí khoa học The Lancet cho biết, cứ 10 người chết sớm thì có 1 người chết do không tập thể dục. Nghiêm trọng hơn, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm có gần 250.000 ca tử vong do lười vận động. Để hạn chế điều này, bạn nên tập thể dục 3 ngày/tuần từ 30 - 60 phút/ngày.
Trong thời gian phòng dịch COVID-19, nên tập luyện tại nhà.
Trong thời gian phòng dịch COVID-19, nên tập luyện tại nhà.
Hãy hành động, thay đổi ngay những thói quen xấu trước khi chúng tàn phá sức khỏe của mỗi con người. Chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh và đừng chần chừ. Cùng bảo vệ cơ thể bằng việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, tăng cường hoạt động thể chất, đảm bảo đồng hồ sinh học cơ thể hoạt động chuẩn xác. Việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn và thường xuyên cũng sẽ là một yếu tố quan trọng tạo cho bạn động lực mạnh mẽ hình thành lối sống lành mạnh.
Không lạm dụng mạng xã hội quá nhiều: Facebook, Twitter hay các mạng xã hội khác là nơi xả stress lý tưởng. Tuy nhiên nó lại tốn khá nhiều thời gian nếu thường xuyên sử dụng. Chính việc này khiến cho cơ thể cảm thấy uể oải và lười vận động. Hãy ngừng sử dụng mạng xã hội, bạn sẽ thấy hứng khởi tập luyện. 
Trong những ngày giãn cách xã hội để chống dịch, mọi người vẫn nên duy trì tập luyện bằng cách tập tại nhà. Mỗi ngày hãy dành khoảng 1 giờ để tập luyện trong nhà. Dù chỉ bằng những động tác đơn giản cũng có ích cho cơ thể, tránh tình tạng trì trệ. Việc tạo thói quen rèn luyện thể chất cũng chính là tác động hữu hiệu nhất để chống lại bệnh tật và phòng
dịch hiệu quả.
 Theo báo suckhoedoisong
[/tintuc]